PHÒNG BỆNH MÙA HÈ
Thời tiết oi bức rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, mùa hè trẻ rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sốt, chân tay miệng, viêm màng não, sốt xuất huyết… Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật cho trẻ trong mùa hè?
Bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt bệnh tiêu chảy dễ dàng bùng phát do ô nhiễm nguồn nước.Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít. Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em. Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ và theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm Mùa hè là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém. Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Chân tay miệng Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng. Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong. Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Bệnh thuỷ đậu Thuỷ đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thuỷ đậu trước tiên sẽ có triệu chứng ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày. Bệnh hay gặp lúc chuyển mùa, giao thời tiết nóng – lạnh. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Đây là bệnh lành tính, đa số trẻ đến khám được cho về điều trị tại nhà. Bệnh hay gặp ở trẻ 1-9 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi khả năng bị ít hơn nhưng không phải là không có. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xunh quanh là các bé khác dễ bị lây. Cha mẹ cần tăng cường vấn đề vệ sinh, ăn uống, đường hô hấp, da để phòng bệnh. Quan trọng là cần đưa trẻ đi tiêm phòng khi được 12 tháng tuổi. Trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thuỷ đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tắc, nếu không sẽ rất nguy hiểm.